Tác phẩm Vợ nhặt vào đề thi văn tốt nghiệp, thí sinh khen đề hay

Thí sinh em phấn khích, em “bất ngờ vì không ôn Vợ nhặt”

Thí sinh Nguyễn Minh Quang (THPT Đống Đa, Hà Nội) nhận định câu nghị luận xã hội về sự cân bằng cảm xúc khá hay. “Về phần ví dụ cảm xúc, em tập trung vào những người khó kiểm soát bản thân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, từ đó hoàn thiện tốt hơn”, Quang chia sẻ. Còn với đề văn về đoạn trích “Vợ nhặt”, Quang và các bạn khác tại điểm thi khá bất ngờ vì mọi người đều dự đoán đề thi về bài Đất nước, Vợ chồng A Phủ

“Nhiều group Facebook đoán đề dễ vào Đất nước theo chu kỳ 3 năm. Còn bài Vợ nhặt thì đề vào phần cuối bài, rất ít người ôn tập vì đề mẫu thường yêu cầu phân tích nhân vật hoặc đoạn sáng hôm sau. Em kỳ vọng được điểm khá dù viết khá tốt”, Quang nói thêm.

Ra khỏi phòng thi với nụ cười tươi rói, bạn Nguyễn Thị Vy Anh (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) chạy ngay về phía mẹ để ăn mừng.

“Em thấy đề này khá hay và có thể phân loại học sinh. Em nghĩ bạn nào phải học thật mới có thể làm được. Thêm vào đó, đề cũng có một lệnh phụ rất hay là nhận định về cách nhìn của Kim Lân, nếu hiểu thực sự mình có thể thấy là Kim Lân đã viết “Vợ nhặt” bằng tất cả tình yêu. Đây cũng là tác phẩm em rất yêu thích trong chương trình nên em đã viết bằng cả trái tim mình”, Vy Anh hạnh phúc.

Tại điểm thi Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM), nhiều thí sinh nhận xét đề thi văn năm nay khá bất ngờ.

Thí sinh Thiên Ái cho biết câu nghị luận văn học cho về tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân yêu cầu phải phân tích góc nhìn cuộc sống của nhà văn từ đoạn trích tác phẩm, nhiều thí sinh không nghĩ đề ra tác phẩm này.

Tuy nhiên, dạng này câu hỏi theo Ái không quá hóc búa, dạng đề trong bài Vợ nhặt dù không ôn kỹ nhưng đã được làm quen trong quá trình ôn tập. Bạn viết khá thuận tay với đề văn này, có thể viết được 2 tờ. “Các bạn em trong phòng cũng khá bất ngờ với đề thi văn nhưng nhìn chung có thể xử lý được”, Ái nói.

Thí sinh Chí An – học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên – cũng đoán “Vợ nhặt” có thể khiến nhiều bạn “lật tủ”. Bù lại, các câu hỏi trong phần đọc hiểu tương đối đơn giản.

Phần nghị luận xã hội kết nối liền ý với phần đọc hiểu, bàn về câu chuyện cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đây là một vấn đề đáng được suy nghĩ với các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt khi người trẻ ngày nay thường gặp các vấn đề cảm xúc. Vì vậy, bạn cho biết không gặp khó khăn khi triển khai.

“Mình thích đá bóng nên đưa ra dẫn chứng về CLB Liverpool trong trận chung kết Champions League năm 2005. Khi đó Liverpool thua 0-3 trong hiệp 1 nhưng vì cầu thủ biết cân bằng, điều tiết cảm xúc, vẫn giữ bình tĩnh nên có chiến thắng chung cuộc”, An nói.

Tại điểm Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM), đa số thí sinh cho biết không ôn trúng đề, song vẫn “chém” được. Em Hoàng Thắng (THPT Ernst Thalmann, quận 1) nói khó nhất là phần thi văn học, trước đó em không ôn Vợ nhặt, mà chỉ tập trung ôn Sông Đà và Đất nước. Em nhắm mình được 6,7 điểm.

Trong khi đó thí sinh Minh Quân tại điểm thi THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết đề không quá khó, nằm trong kế hoạch ôn tập. Câu nghị luận xã hội bàn về cân bằng trong cuộc sống. Câu làm văn cho tác phẩm Vợ nhặt. Quân cho biết mình làm bài ổn, khả năng được 7 điểm

Bạn Đang Xem: Tác phẩm Vợ nhặt vào đề thi văn tốt nghiệp, thí sinh khen đề hay

Theo ghi nhận tại điểm thi Trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ), đa số thí sinh cho biết làm bài tốt vì đã ôn khá kỹ.

Thí sinh Phạm Thảo Trang chia sẻ em rất tự tin vào môn văn bởi đây là môn sở trường. Trước và bắt đầu ngày thi, em đều có tâm lý rất thoải mái, không căng thẳng. Em hy vọng có thể được điểm 8.

Là thí sinh đầu tiên rời khỏi phòng thi tại điểm thi Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, TP Châu Đốc, An Giang, em Trần Xái (Trường Kỹ thuật – Tổng hợp An Giang) cho hay phần đọc hiểu cũng dễ hơn so với năm 2022.

“Phần đề văn hỏi về thái độ cuộc sống trong tác phẩm này. Em thấy đề này dễ hơn. Em tự tin đạt khoảng 7 – 8 điểm”, thí sinh Xái nói.

Còn thí sinh Nguyễn Hoàng Long, Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, cho hay đề văn năm nay bám sát kiến thức mà trường đã ôn tập. Phần đọc hiểu và đề văn cũng dễ hơn so với mọi năm. “Bạn nào làm thấp nhất cũng 5 điểm. Riêng em tự tin đạt khoảng 8 điểm”, em Long nói.

Em Đỗ Ngọc Phương Chi – học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang – cho biết đề văn năm nay dễ và đặc biệt. “Sau khi làm bài xong, em dự đoán có thể đạt điểm 8. Tác phẩm Vợ nhặt phân tích bữa cơm gia đình và cuộc sống rất hay”, Chi nói.

Còn em Nguyễn Ngọc Bảo Ngân nói thêm đề thi tốt nghiệp môn văn năm nay hay. Qua đề văn này, Ngân và các bạn sẽ có cái nhìn trọn vẹn về cuộc sống xã hội cũng như tinh thần đoàn kết nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thay đổi cuộc sống. “Em ước đạt điểm 7 trở lên. Chiều nay em sẽ cố gắng thi tốt môn toán”, Ngân vui vẻ nói.

Giáo viên nhận xét đề văn: Đề thi an toàn, dễ thở

Theo thầy Trần Văn Đúng – giáo viên môn văn, Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM, đề văn năm nay khá “dễ thở”.

Trong đó, phần đọc – hiểu thì các câu 1, 2, 3 thí sinh đều dễ dàng trả lời được. Riêng câu 4: yêu cầu thí sinh rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình” có vẻ hơi gượng. Bởi hầu hết các câu thơ trong đoạn thơ là miêu tả cơn giông. Nếu yêu cầu thí sinh rút ra thông điệp của đoạn thơ thì sẽ phù hợp hơn.

Tuy vậy thầy Đúng cho rằng: với câu này các thí sinh sẽ viết khá thoải mái theo cách nghĩ của mình. Và như thế, đáp án cũng cần “mở” và giám khảo chấm bài cũng cần “thoáng” hơn với câu hỏi này.

Ở câu hỏi nghị luận xã hội, yêu cầu của đề khá rõ ràng, việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống cũng là đề tài gần gũi với thí sinh và mang tính thời cuộc. Nhất là khi các sĩ tử vừa trải qua đại dịch COVID-19.

Thầy Đúng nhận định: đây là một điểm sáng tích cực của đề thi. Bởi trước đây, câu hỏi nghị luận thường cho thí sinh viết về tình yêu thương con người, đóng góp, dựng xây đất nước… thì nay chủ đề này sẽ là đề tài tạo được sự hứng thú cho thí sinh khi các em làm bài.

Ở câu hỏi nghị luận văn học: vế đầu tiên yêu cầu phân tích đoạn trích trong tác phẩm Vợ nhặt. Đoạn trích cũng đã có sẵn trong đề thi. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho thí sinh có thể đạt được điểm cao.

Vế sau của câu hỏi này mang tính phân loại thí sinh nhưng cũng không quá khó. Với những học sinh thuộc diện khá, giỏi sẽ làm tốt phần này.

Tóm lại, với đề thi thuộc dạng an toàn như năm nay thì học sinh trung bình sẽ dễ dàng đạt được 5,5 – 6 điểm. Dự đoán sẽ có nhiều thí sinh đạt được 7, 8 điểm.

Cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhận xét: Đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT bám sát kiến thức cơ bản không khó đối với phần đông thí sinh.

Cấu trúc đề thi quen thuộc với phần đọc hiểu và làm văn. Như các năm trước, ngữ liệu sử dụng trong phần đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa nhưng có 3 câu học sinh dễ dàng lấy điểm, chỉ câu cuối của phần đọc hiểu có tính phân hóa.

Ở phần làm văn đề sử dụng ngữ liệu trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Yêu cầu của đề ở phần này không khó, nhưng cần sự tinh ý của thí sinh. Hiểu được tâm lý của nhân vật trong hoàn cảnh đó thì phân tích lời thoại dễ hay.

Điều này tạo cơ hội cho những học sinh có năng lực cảm thụ tốt. Trong khi những học sinh nắm kiến thức cơ bản ở mức trung bình cũng có thể có điểm.

Cách ra đề đạt được cả hai mục đích: bám sát kiến thức cơ bản và có tính phân hóa tốt.

Câu nghị luận xã hội không khó và cũng tình cờ nội dung đề cập đến một chủ đề gần với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay: Làm chủ cảm xúc bản thân, biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Nhưng dĩ nhiên, ở kỳ thi này mức độ nhận thức của thí sinh cần cao hơn.

Xem Thêm : Luyện đề lí luận văn học phần tiếp nhận văn học

 

Nguồn: https://vanhocvatuoitre.com.vn
Danh mục: Những bài văn hay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *